Nỉ là chất liệu được nhiều người yêu thích sử dụng bởi độ êm ái, ít thấm nước, thường được lựa chọn để bọc ghế văn phòng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, ghế nỉ văn phòng có dấu hiệu bẩn, ố mốc hoặc mùi hôi. Để vệ sinh ghế nỉ văn phòng, bạn có thể sử dụng xà phòng, máy hút bụi, súng xì khí, dung dịch vệ sinh chuyên dụng,…
Đặc điểm của vải nỉ bọc ghế văn phòng
Chất vải nỉ có đặc điểm ít thấm nước, dễ vệ sinh và lau sạch hơn vải bông, vải lưới. Theo người dùng đánh giá, vải nỉ có độ bền cao bởi được làm tư đa số sợi vải tổng hợp. Khi ngồi, vải nỉ tạo cảm giác êm ái, giữ nhiệt tốt, ấm áp vào mùa đông. Về giá thành, vải nỉ có mức giá hợp lý, rẻ hơn da, vải cotton nên được nhiều văn phòng lựa chọn.
Hiện nay, có nhiều văn phòng đã đầu tư các dòng sản phẩm máy hút bụi để chủ động vệ sinh bàn ghế, nền nhà, kho chứa,… Với quy mô văn phòng, họ có xu hướng đầu tư dòng máy hút bụi 15 lít và đặt lịch cố định vào cuối tuần để vệ sinh tổng thể, giữ không khí sạch sẽ chung.
Quy trình vệ sinh ghế nỉ văn phòng đúng chuẩn
Ghế nỉ văn phòng có nhiều loại như ghế đơn chiếc, ghế sofa,… Đối với những môi trường nhiều bụi bẩn, bạn nên vệ sinh ghế nỉ định kỳ 6 tháng/lần. Nếu không gian thoáng và ít sử dụng ghế thì vệ sinh 1-2 năm/lần.
4 bước vệ sinh ghế nỉ văn phòng sạch như mới
- Bước 1: Nếu dung dịch ở dạng bình xịt thì hãy xịt trực tiếp lên bề mặt ghế nỉ. Trường hợp là các dung dịch tự pha bạn hãy lấy khăn thấm đều nước rửa, lau đều lên mặt nỉ.
- Bước 2: Bạn sử dụng bàn chải lông mềm để chà xát vết ố, nấm mốc trên bề mặt nỉ.
- Bước 3: Bạn sử dụng súng xịt rửa kết nối với máy nén khí để rửa trôi toàn bộ chất bẩn bám trên ghế hoặc sử dụng khăn ướt sạch để lau.
- Bước 4: Để ghế khô tự nhiên hoặc sử dụng súng xì khô để giúp cho quá trình khô ghế nhanh hơn.
Lưu ý quan trọng khi vệ sinh ghế nỉ văn phòng
- Bạn không dùng lực quá mạnh hoặc bàn chải lông cứng để chà rửa vết bẩn vì sẽ gây trầy xước, làm sờn lớp vải bề mặt.
- Bạn hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa có nồng độ cao như cồn. Cồn là hóa chất dễ cháy khi tiếp xúc với nhiệt cao, mùi nồng.
- Bạn hãy đảm bảo đeo găng tay trước khi vệ sinh ghế để tránh chất bẩn, hóa chất ngấm vào da tay, làm kích ứng, ngứa rát.