Trên thông số của nhiều sản phẩm thường có ký hiệu Mpa, chắn hẳn cũng có nhiều người sẽ không hiểu được Mpa là gì? nên khi sử dụng thường không chú ý đến gây ảnh hưởng đến chất lượng của máy.
Vậy Mpa là gì? 1mpa bằng bao nhiêu kg/cm2?
Xem thêm:
Mpa là gì? Ý nghĩa của Mpa trên các thông số kỹ thuật?
Pascal (Pa) đơn vị đo đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI). Khoa học đã chứng minh, áp lực là lực tác động lên bề mặt diện tích và có đơn vị là N/m2 hoặc Pa.
1 Pa = 1 N/m2
Mpa là chữ viết tắt của Mega Pascal, thực chất là một tiền tố kết hợp với đơn vị Pascal, đây cũng là một đơn vị đo áp suất nhưng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp.
1 MPa = 1×10^6 Pa
Tóm lại: Bản chất Mpa là một đơn vị của Pascal nhưng có giá trị lớn hơn rất nhiều để dùng trong các thiết bị đo áp suất.
Quan hệ giữa Mpa với các đơn vị đo áp suất khác, 1mpa bằng bao nhiêu kg/cm2?
MPa được sử dụng trong hầu hết các thiết bị đo của máy nén khí, máy sấy khí, áp suất lò hơi, áp suất thuỷ lực và các đồng hồ áp suất hay cảm biến áp suất.
Để hiểu rõ hơn và để khi vận hành máy sao cho đúng thì khi sử dụng người ta thường đưa về những đơn vị đo áp suất mà bạn có thể bắt gặp ở hầu hết các thiết bị xung quanh đời sống như: bar, psi, Pa, kg/cm2,…
Vậy mối liên hệ giữa Mpa với các đơn vị đo áp suất khác là thế nào? Làm thế nào để có thể quy đổi các đơn vị được với nhau? 1mpa bằng bao nhiêu kg/cm2?
Bảng Quy đổi đơn Vị Áp Suất Mpa Sang Các Đơn Vị Khác
Tham khảo bảng quy đổi dưới đây:
Tùy vào từng vùng lãnh thổ hay từng nhu cầu công việc lại cần sử dụng mối quan hệ chuyển đổi khác nhau. Đơn giản và dễ hiểu hơn thay vì tra bảng khó hiểu, Điện máy Lucky chúng tôi có tổng hợp lại những mối quan hệ qua lại được sử dụng nhiều nhất hiện nay:
- 1 Mpa = 145.04 psi
- 1 Mpa = 10000 mbar
- 1 Mpa = 10 bar
- 1 Mpa = 0.87 atm
- 1 Mpa = 1000000 Pa
- 1 Mpa = 1000 Kpa
- 1 Mpa = 101971.6 mmH20
- 1 Mpa = 4014.6 inH20
- 1 Mpa = 7500 mmHg
- 1 Mpa = 295.3 in.Hg
- 1 Mpa = 10.2 kg/cm2
Hướng dẫn chuyển đổi thông số giữa các đơn vị đo áp suất
Dựa vào bảng ở trên và cùng với 3 bước dưới đây thì bạn có thể chuyển đổi được bất kỳ đơn vị áp suất nào một cách đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng.
- Bước 1 : chọn đơn vị áp suất cần đổi ở cột bên trái – đầu tiên
- Bước 2 : chọn đơn vị cần đổi tương ứng dòng trên xuống
- Bước 3 : so sánh điểm cột giao nhau giữa hai đơn vị cần đo . Giá trị nằm trong ô giao nhau tương ứng giá trị cần quy đổi.
Trên đây là những chia sẻ của Điện máy Lucky về đơn vị đo áp suất Mpa và cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất. Hy vọng, với những điều trên có thể giúp ích được cho các bạn!!! Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm máy nén khí công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp tại máy nén khí công nghiệp công suất lớn.
Hay dòng máy nén khí có bình chứa dung tích nhỏ phục vụ công việc phun sơn, bơm hơi xe đáp ứng nhu cầu trong các hộ gia đình, cửa hàng quy mô nhỏ tại máy nén khí mini gia đình