Trong thời gian dạo gần đây, phun sơn tĩnh điện là công nghệ sơn đang được nhiều người nhắc đến. Vậy công nghệ phun sơn tĩnh điện này có điều gì nổi bật mà thu hút được nhiều người dùng đến vậy? Cùng Điện Máy Lucky tìm hiểu ngay sau đây.
Xem thêm:
Phun sơn tĩnh điện là gì?
Phun sơn tĩnh điện hiểu đơn giản là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt sản phẩm cần che phủ. Bằng cách sử dụng súng phun sơn, lớp phun được tích điện được phủ đều trên toàn bộ bề mặt. Sau đó, sản phẩm sẽ được đem đi nung nóng để tạo ra liên kết bền chặt giữa các hạt sơn.
Phân loại phun sơn tĩnh điện
Thông thường, sơn tĩnh điện thường được chia ra theo 2 tiêu chí là tính chất và chức năng.
Dựa vào tính chất, phun sơn tĩnh điện có thể chia làm 2 loại cơ bản:
- Sơn tĩnh điện khô sử dụng bột sơn cho những bề mặt như sắt, thép, inox,…. Bột sơn tĩnh điện gồm 4 loại phổ biến bao gồm bóng, mờ, cát và nhăn.
- Sơn tĩnh điện ướt sử dụng dung môi đã được pha chế theo công thức, tỷ lệ và được dùng cho những sản phẩm làm từ gỗ, nhựa,….
Dựa vào chức năng, sơn tĩnh điện bao gồm 5 loại phổ biến:
- Bột sơn Polyeste: đây là loại sơn được sử dụng nhiều nhất, có ưu điểm là độ bền, có thể chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
- Bột sơn Epoxy: bột sơn này được ứng dụng để hạn chế trầy xước, bám dính,….
- Bột sơn Acrylic: được sử dụng để tạo độ mịn cho lớp sơn trong đồng thời có khả năng kháng lại chất hóa học rất tốt.
- Bột sơn Fluoropolymer: đây là loại sơn được sử dụng cho những khu vực ngoài trời.
- Bột sơn Hybrid: loại sơn này có ưu điểm lớn là giá thành rẻ và tính ứng dụng đa dạng trên nhiều bề mặt.
Ưu và nhược điểm của phun sơn tĩnh điện
Phun sơn tĩnh điện là quy trình được ứng dụng những công nghệ mới nhất vào trong quy trình phun sơn. Chính vì điều này, quá trình phun sơn tự động sở hữu nhiều điểm nổi bật thu hút song vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Ưu điểm của phun sơn tĩnh điện
Nhìn chung, lợi thế của phun sơn tĩnh điện so với phun sơn thông thường có thể đề cập đến như kinh tế, độ bền, tính an toàn với môi trường hay đặc tính sử dụng.
- Về kinh tế: Sơn tĩnh điện hạn chế được tối đa sơn lãng phí. Hầu hết sơn đều được sử dụng với hiệu suất tối đa, bột sơn được thu hồi và tái sử dụng cho lần sau. Bên cạnh đó, giá thành của những dòng sơn tĩnh điện cũng thấp hơn so với những loại sơn thông thường.
- Về độ bền: Sau khi khô và đóng rắn, sơn tĩnh điện sẽ tạo thành một lớp bảo vệ cứng hơn so với nhiều loại sơn khác trên thị trường. Ngoài ra, tuổi thọ của lớp sơn tĩnh điện rất cao, có thể được sử dụng trong nhiều điều kiện môi trường thời tiết khác nhau.
- Về đặc tính sử dụng: Quá trình phun sơn tự động được thực hiện hoàn toàn bằng súng phun và dây chuyền công nghệ tự động. Do vậy, việc loại bỏ lớp sơn hay bụi sơn bám là vô cùng dễ dàng mà không cần sử dụng các loại dung môi khác.
- Về an toàn với môi trường: Điểm đặc biệt của sơn tĩnh điện là không sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ chứa thành phần độc hại như các loại sơn thông thường. Chất thải sau khi sơn cũng có thể xử lý mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
Hạn chế của phun sơn tĩnh điện
Bên cạnh những ưu điểm được liệt kê ở trên, phun sơn tĩnh điện vẫn tồn tại những hạn chế đặc biệt là về chi phí và cách pha màu.
- Về chi phí: Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống phun sơn tĩnh điện sẽ bao gồm chi phí xây dựng hệ thống và chi phí nhân công. Chi phí nhân công bao gồm chi phí đào tạo và chi phí lương.
- Về cách pha màu: Như đã đề cập ở trên, các hạt sơn sẽ được tái sử dụng cho lần sau nên dễ bị trộn lẫn với nhau. Điều này dẫn đến độ thiếu chính xác khi kết hợp các màu với nhau.
Quy trình phun sơn tĩnh điện đúng chuẩn
Phun sơn tĩnh điện đòi hỏi máy móc và kinh nghiệm bài bản để có được cách phun sơn đẹp nên không thể tự thực hiện tại nhà. Để tiến hành phun sơn tĩnh điện, cửa tiệm cung cấp dịch vụ phun sơn cần trang bị thiết bị cơ bản nhất là hệ thống phun sơn tự động.
Một quy trình phun sơn tĩnh điện chuyên nghiệp sẽ bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn
- Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để lớp sơn lên màu đẹp và mịn. Bề mặt sẽ được làm sạch bằng cách sử dụng hóa chất để loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ hoặc gỉ sét.
- Sau khi được xử lý qua bằng hóa chất, bề mặt sản phẩm bắt buộc phải được làm khô trong lò sấy khô trước khi chuyển đến bước tiếp theo. Lò sấy khô có chức năng chính là làm khô hơi nước trong thời gian ngắn nhất bằng bếp hồng ngoại hoặc đầu đốt sử dụng gas.
Bước 2: Phun sơn tĩnh điện sản phẩm
- Tại bước này, sản phẩm cần được đưa vào phòng phun với bộ phun sơn chuyên dụng tự động và hiện đại để có thể tạo được điện tích lên bề mặt cần sơn.
- Bột phun sơn thừa sẽ được thu hồi bởi hệ thống phòng phun sơn và được bổ sung, tái sử dụng cho lần sơn sau.
Bước 3: Sấy khô sản phẩm
- Sấy khô là bước cuối cùng trong quy trình phun sơn tĩnh điện. Thông thường, công đoạn này thường mất khoảng 30 phút và bao gồm 2 giai đoạn là làm nóng và ủ sơn.
- Nhiệt độ trong quá trình sấy khô mất khoảng 20 phút đầu để đạt được nhiệt độ 180 – 200 độ C và mất thêm 10 phút để ủ sơn.
Mọi thắc mắc về phun sơn tĩnh điện hay các sản phẩm khác vui lòng liên hệ Điện Máy Lucky thông qua hotline 0934.423.166 – 097.369.8910 hoặc qua trực tiếp 617 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.