Lắp đặt hệ thống khí nén nhà xưởng, nhà máy không chỉ phải tuân thủ thiết kế lắp đặt đúng quy cách đủ máy móc thiết bị. Bên cạnh đó bạn cần đảm bảo những quy định về môi trường đặt máy nén khí thường dao động trong ngưỡng từ 40 – 60 độ.
Nếu máy nén khí vận hành thời gian dài trong môi trường nhiệt độ quá cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ hệ thống khí nén.
- Máy nén khí có nhiều nước NGUYÊN NHÂN và CÁCH KHẮC PHỤC
- Mở xưởng may gia công – Cần chuẩn bị những gì?
6 HẬU QUẢ không ngờ khi lắp đặt hệ thống khí nén trong môi trường nhiệt độ cao
Khi hệ thống khí nén được lắp trong môi trường làm việc có mức nhiệt độ quá cao sẽ gây ra các hiện tượng sau:
- Toàn bộ máy móc ngừng hoạt động khi nhiệt độ vượt quá mức cho phép
- Tuổi thọ máy và các linh kiện thiết bị xuống cấp nghiêm trọng giảm tới 30%
- Lượng nhiên liệu điện năng tiêu thụ tăng gấp 2 – 3 lần
- Các linh kiện như phớt, vòng bi…nhanh bị mài mòn và hỏng
Vậy làm thế nào để khắc phục được những hiện tượng trên hiệu quả mà tiết kiệm nhất?
3 cách giảm nhiệt cho phòng lắp đặt hệ thống khí nén hiệu quả tới 95%
Hiện trên thị trường có 3 cách làm giảm nhiệt cho phòng lắp đặt hệ thống khí nén hiệu quả mà tiết kiệm nhất gồm có:
-
Giảm nhiệt cho máy nén khí bằng cách lắp đặt hệ thống khí nén tiêu chuẩn
Ngay từ khi bắt đầu lắp đặt hệ thống khí nén bạn cần lưu ý tránh để máy nén khí hút phải nguồn khí nóng được thải ra từ các thiết bị trong hệ thống khí nén.
Cụ thể:
Khí thải ra từ máy sấy khí nén có nhiệt độ cao bị hút vào máy nén khí nhiệt độ tăng cao gây ra hiện tượng máy nén khí ngừng hoạt động do mức nhiệt quá cao so với mức cho phép. Do đó chúng ta cần lắp đặt hệ thống khí nén sao cho đảm bảo khí thải ra từ máy sấy khí không bị hút ngược lại vào máy nén khí.
>>> Để khắc phục hiện tượng này bạn có thể tham khảo thêm: TOP 3 mô hình lắp đặt hệ thống khí nén tiêu chuẩn
-
Giảm nhiệt cho phòng lắp đặt hệ thống khí nén bằng việc lắp thông gió
Với việc lắp đặt hệ thống thông gió cho phòng đặt máy nén khí, hệ thống khí nén cũng có 2 cách phổ biến, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả nhất như sau:
[ REVIEW ] Cách lắp đặt hệ thống thông gió thứ 1
- Với cách lắp này bạn phải đảm bảo luồng khí được cấp vào hệ thống khí nén được đặt ở một vị trí thấp hơn.
- Luồng khí xả ra từ phòng lắp đặt hệ thống khí nén nên ở vị trí cao hơn.
Với cách lắp đặt hệ thống thông gió này bạn cần trang bị thêm hệ quạt hút công suất lớn.
[ REVIEW ] Cách lắp đặt hệ thống thông gió thứ 2 – nguồn khí nóng được xả trực tiếp thông qua đường ống dẫn khí xả
Tuy nhiên, với cách lắp đặt này có 2 lưu ý quan trọng không thể bỏ qua:
LƯU Ý 1:
- Ống dẫn xả khí nên được thiết kế tháo dời như vậy sẽ đảm bảo quá trình bảo trì bảo dưỡng nhanh nhất.
- Áp suất trên ống xả khí sau khi kết nối với hệ thống khí nén phải luôn nhỏ hơn 20 PA.
- Nên sử dụng ống dẫn xả khí có lớp cách nhiệt, nếu ống xả khí không được cách nhiệt thì đây lại là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ phòng lắp đặt hệ thống khí nén. Trong trường hợp này bạn nên lắp thêm quạt hút gió.
LƯU Ý 2:
- Khi mức áp suất trên đường ống xả khí lớn hơn 20 Pa thì hãy lắp ngay quạt hút thông gió dành riêng cho đường ống thoát xả khí.
- Hệ thống đường ống thông gió phải được cách nhiệt 100%.
Vậy phải bố trí lắp đặt hệ thống thông gió cho phòng khí nén thế nào?
Việc lắp đặt hệ thống thông gió cho phòng máy nén khí là vô cùng quan trọng bởi vậy cần thực hiện ngay từ khi bắt tay thiết kế hệ thống khí nén nhà máy, nhà xưởng. Chúc các bạn thành công!
>> XEM NGAY: TRÁNH RỦI RO khi sử dụng bình tích áp máy nén khí với 5 quy tắc sau!
Sản phẩm bán chạy: máy nén khí giá rẻ, máy nén khí piston, máy nén khí mini, máy nén khí mini 220v, đầu máy nén khí, máy nén khí không dầu, máy bơm hơi…
Xem thêm: máy rửa xe, thiết bị rửa xe máy, máy rửa xe ô tô, máy rửa xe dây đai, máy rửa xe mini, bình bọt tuyết, máy hút dầu ô tô, máy bơm mỡ khí nén…