Bình chứa khí nén là thiết bị không thể thiếu trong mọi hệ thống khí nén được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực: sửa chữa, y tế, thực phẩm,…Để hiểu rõ hơn về sản phẩm, tham khảo ngay đặc điểm cấu tạo của bình chứa khí nén dưới đây.
Xem thêm:
- Giá bình nén khí
- Tổng hợp các loại bình tích khí nén
Đặc điểm nguyên lý làm việc và cấu tạo bình chứa khí nén
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về bình tích khí nén, Điện Máy Lucky xin chia sẻ đến các bạn cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của thiết bị này dưới đây.
Cấu tạo bình chứa khí nén
Bình khí nén có thiết kế đơn giản bao gồm vỏ bình, ruột bình, chân đế và một số bộ phận đi kèm.
Cấu tạo vỏ bình khí nén
- Vỏ bình thường được làm từ thép tấm hoặc Inox 304 chắc chắn, chống chịu được áp lực cao của khí nén bên trong bình gúp thiết bị đạt được tuổi thọ cao.
- Vỏ bình còn được phun một lớp sơn tĩnh điện có khả năng chống ăn mòn, rỉ sét ngay cả khi bạn đặt trong môi trường ẩm ướt, không khí,…
- Trên vỏ bình chứa khí nén, còn được trang bị đồng hồ đo áp suất và van an toàn giúp theo dõi và giảm bớt khí nén khí áp suất trong bình quá lớn.
Chân đế bình khí nén
- Chân đế có nhiệm vụ cố định vị trí của bình, giúp bình chứa khí nén có thể đứng vững.
- Chân đế được gắn liền với bình được cố định bằng việc bắt đai ốc trực tiếp với bình khí nén hoặc thiết kế dạng bánh xe giúp bạn dễ dàng di chuyển bình.
Ngoài ra, rơ le có vai trò tự động mở khi khí nén trong bình đã cạn và ngắt khi khí nén đã đến hạn mức quy định.
Nguyên lý làm việc của bình chứa khí nén
Nguyên lý bình chứa khí nén hoạt động khá đơn giản thông qua 2 quá trình nạp và xả khí như sau:
- Sau khi máy khí nén được khởi động, lượng khí nén bắt đầu đi vào bình tích khí rỗng qua đầu vào.
- Khí nén trong bình chứa sẽ được bơm đầy bình với một mức áp suất nhất định. Sau khi đã đạt mức áp lực tối đa, rơ le sẽ tự ngắt và kết thúc quá trình nén khí.
- Khí nén bên trong bình tích khí đã đầy, sẽ cung cấp cho các thiết bị sử dụng khí nén thông qua đầu ra. Khi sử dụng hết khí nén, rơ le máy nén tiếp tục một quá trình nạp khí nén mới. Trong quá trình nạp khí nén, nếu áp suất trong bình vượt quá mức tiêu chuẩn, van xả an toàn sẽ xả bớt lượng khí bên trong ra ngoài.
Vị trí lắp đặt đặt bình chứa khí nén trong hệ thế khí nén trục vít
Dưới đây là vị trí lắp đặt tiêu chuẩn, giúp hệ thống khí nén trục vít hoạt động đạt hiệu quả cao nhất:
- Máy nén khí -> Lọc thô->Bình tích->Máy sấy khí-> Lọc tinh -> Lọc siêu tinh: với cách lắp đặt này, giúp giảm nhiệt độ của khí nén và thanh lọc các bụi bẩn, tách hơi nước ra khỏi dòng khí. Từ đó, nâng cao hiệu quả làm việc của máy sấy là tiết kiệm chi phí vận hành. Lưu lượng khí thu được an toàn và sạch tuyệt đối.
Vai trò của bình khí nén
Bình tích khí nén là thiết bị có chức năng tích trữ khí nén được sản xuất ra từ máy nén khí dựa trên nguyên tắc nén áp suất. Không khí được nén lại trong bình chứa và tạo ra nguồn năng lượng có áp suất cao. Sau đó, cung cấp khí nén đến những thiết bị có nhu cầu. Bình tích khí nén còn có vai trò như:
- Bình chứa khí nén giúp điều hòa không khí ở mức áp suất không đổi và cho thời gian sử dụng lâu hơn.
- Đáp ứng được nhu cầu sử dụng đột ngột của các thiết bị mà máy nén khí không còn đủ lưu lượng, áp lực hoặc trong các trường hợp bị mất điện.
Lưu ý khi sử dụng bình nén khí
Để đảm bảo hoạt động vận hành hệ thống nén khí tốt, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không đặt bình gần những nơi có nguồn nhiệt cao, rất dễ gây cháy nổ.
- Trước khi đưa bình vào sử dụng, bạn cần kiểm tra các thiết bị an toàn đã được trang bị đầy đủ chưa như van an toàn, rơ le,..
- Vệ sinh và bảo dưỡng bình chứa khí nén định kỳ. Khi phát hiện ra hỏng hóc không được tự ý sửa chữa.
- Lựa chọn bình tích khí phù hợp với công suất của máy nén khí. Tránh sử dụng bình quá lớn hoặc quá nhỏ khiến máy nén khí bị quá tải, hiệu quả làm việc không được như mong muốn.
Trên đây là những chia sẻ của Điện máy Lucky về cấu tạo bình chứa khí nén. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn lựa chọn cho được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.